Tầng 2 - Thanh Xuân Complex, số 6 Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân, Hà Nội

08 1900 9396

Ba trụ cột giúp doanh nghiệp địa ốc vượt khó

>
>
Ba trụ cột giúp doanh nghiệp địa ốc vượt khó

(ĐTCK) Dù dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, nhưng sau 2 cơn sóng lớn với các thành viên thị trường năm qua, những khó khăn vẫn còn ở phía trước.

Concept và pháp lý sản phẩm được đề cao

Ghi nhận tại nhiều doanh nghiệp, các hoạt động bán hàng, thi công dự án đang được đẩy mạnh trong 1 – 2 tháng gần đây. Các doanh nghiệp đang nỗ lực trở lại đường đua, hoặc đẩy nhanh quá trình cải tổ, tái cơ cấu để có thể “nhẹ gánh” hơn khi trở lại. Trao đổi với đại diện các chủ đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng, với diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên toàn cầu, họ phải chuẩn bị tinh thần và tài chính để có thể sống chung với biến động trong thời gian dài nữa.

Từ góc độ đơn vị phát triển dự án và phân phối, ông Lê Xuân Nga, Tổng giám đốc BHS Group cho rằng, ở thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp phân phối đang gặp khó về nguồn hàng khi có ít dự án đủ pháp lý, khách hàng cũng đòi hỏi cao và kén chọn hơn.

Theo tìm hiểu của phóng viên, thực tế này đã đặt các doanh nghiệp phân phối dự án vào tình trạng chung là giao dịch ít, doanh thu không cao nên việc đầu tư cho truyền thông, marketing khá hạn chế, phần nào khiến cho bức tranh thị trường trầm lắng hơn. Ngoài ra, việc cấm tin nhắn quảng cáo rác kể từ đầu tháng 10/2020 cũng làm mất đi một kênh bán hàng hiệu quả và các đơn vị phân phối hiện đang phải đưa ra các giải pháp thay thế.

Khi được hỏi về 3 yếu tố quyết định sự thành công cho doanh nghiệp ở giai đoạn hiện tại, ông Nga cho rằng, trước hết, sản phẩm phân phối phải là dự án có concept đúng với nhu cầu thị trường. Sau đó là việc chủ đầu tư có năng lực tài chính, có tâm, muốn phục vụ khách hàng bằng những sản phẩm chất lượng, an toàn về pháp lý. Về phía lực lượng bán hàng, phải tập hợp và huấn luyện được đội ngũ nhân sự hiểu sản phẩm.

“Có dự án concept sai ngay từ đầu, hay suất đầu tư lớn hơn nhu cầu thị trường, tiến độ thanh toán gấp quá, không chia nhỏ được nên khách hàng, nhà đầu tư e ngại dẫn đến thanh khoản kém. Bán hàng là câu chuyện phía sau, còn concept sản phẩm phải nhắm đúng nhu cầu thị trường, khách hàng. Nếu sai từ bước 1 thì dự án khó thành công”, ông Nga nhấn mạnh.

Quan sát diễn biến thị trường, ông Đào Văn Duy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIID) cho rằng, ở giai đoạn hiện tại, các doanh nghiệp cần sự trợ giúp nhiều hơn từ phía Chính phủ và chính quyền các địa phương. Theo ông Duy, về ngắn hạn, việc cần làm ngay là giãn nợ, ân hạn nợ cho doanh nghiệp, lãi suất cũng phải giảm thêm, tức phải “tiếp máu” ngay lập tức cho thị trường. Thứ 2 là phải huy động nguồn lực xã hội, cho phép M&A nhanh chóng, bỏ bớt thủ tục chuyển nhượng dự án.

Vị đại diện VIID cho rằng, cần rút ngắn quy trình thực hiện các thương vụ M&A, vì dự án không triển khai được, hay không triển khai ngay được không phải là mong muốn của người chủ doanh nghiệp, mà do họ bị lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: bán không bán được, làm thì không đủ tiềm lực, người có nhu cầu mua thì lại vướng rào cản thủ tục, pháp lý. Do đó, cần đổi mới về chính sách để việc mua bán và công nhận sở hữu mới phải đơn giản hơn.

Từ góc độ quản trị doanh nghiệp, ông Duy cho rằng, mỗi doanh nghiệp cũng phải tự đặt mình vào áp lực đổi mới để triển khai ráo riết hơn. Với động lực này, vai trò người lãnh đạo trong doanh nghiệp là rất quan trọng, phải kiên tâm, phải đổi mới trong tư duy điều hành, sẵn sàng áp dụng công nghệ để thay đổi; tiếp nữa là phải nhìn nhận để xem mô hình hoạt động của doanh nghiệp, của dự án của mình đã tối ưu chưa.

Coi trọng yếu tố bền vững

Cũng đưa ra câu trả lời cho 3 trụ cột giúp doanh nghiệp vượt khó ở giai đoạn hiện tại, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội cho rằng, đó là các yếu tố liên quan đến pháp lý dự án; chiến lược cho sản phẩm; hoàn thiện hệ sinh thái của doanh nghiệp.

Cụ thể, đại diện Savills cho rằng, các doanh nghiệp cần quan tâm hàng đầu đến yếu tố pháp lý, bởi pháp lý rõ ràng sẽ hỗ trợ cho tính thanh khoản của sản phẩm.

Thứ hai, doanh nghiệp cần phải tính toán, sắp xếp chiến lược phù hợp dành cho giai đoạn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Có những dòng sản phẩm không phù hợp kinh doanh vào thời điểm hiện tại, doanh nghiệp cần rà soát lại các đối tượng khách hàng, các phân khúc ở từng địa bàn mà doanh nghiệp có thể khai thác.

Đơn cử, các chủ đầu tư hiện nay hướng đến việc đầu tư vào bất động sản đô thị có khung pháp lý tốt ở nhiều tỉnh, thành phố; những dòng sản phẩm này sẽ hướng nhiều đến thu hút khách hàng tại địa phương; sau đó là khách từ các địa phương lân cận, đồng thời sẽ gia tăng và mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu nếu có chất lượng cạnh tranh tương đồng với các sản phẩm ở đô thị lớn.

Thứ ba, yếu tố hoàn thiện hóa hệ sinh thái của dự án rất cần được coi trọng như phát triển thêm các dòng sản phẩm, tiện ích mới, những sản phẩm tích hợp các yếu tố chăm sóc sức khỏe, đảm bảo tính an toàn, hoặc có nguồn cầu lớn mà chưa được thử nghiệm khai thác, như sản phẩm chăm sóc người già kết hợp nghỉ dưỡng.

Đại diện Savills Hà Nội cũng cho rằng, trong xu hướng thị hiếu của người tiêu dùng và các yêu cầu của nhà đầu tư thay đổi, các chủ đầu tư cần tính toán tạo ra các sản phẩm gần với giá trị mở bán, thay vì chỉ dựa vào các yếu tố bên ngoài như các công trình hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội lớn, để bán với giá cao.

Cũng đề cao sự hoàn thiện pháp lý nhưng quan tâm nhiều hơn đến các yếu tố vĩ mô, quản lý nhà nước và đặc biệt là với phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, bà Nguyễn Thị Thu Hương, chuyên gia đầu tư từ Hải Phát Invest nhận định, yếu tố số 1 là hoàn thiện pháp lý cho các sản phẩm nghỉ dưỡng, vì đây là nhu cầu thị trường, là sản phẩm tiềm năng, nên có phản ứng cho phù hợp với thị trường.

Theo bà Hương, cần hoàn thiện khung pháp lý chung cho các sản phẩm, bởi hành lang pháp lý này sẽ thúc đẩy hoạt động phê duyệt các dự án thông suốt hơn. Cuối cùng, bà Hương cho rằng, phần hỗ trợ hay giải pháp về tài chính cho chủ đầu tư và nhà đầu tư ở giai đoạn hiện tại là vô cùng quan trọng,

Nhìn nhận thực tế hiện nay, bà Hương cho rằng, việc kiểm soát chặt tín dụng với bất động sản để giữ vững cán cân vĩ mô là khó tránh khỏi, nhưng tín dụng từ ngân hàng vẫn là nhu cầu quan trọng của chủ đầu tư. Vì vậy, phải có cơ chế cho vay, hay huy động trái phiếu địa ốc rõ ràng, minh bạch hơn. Các doanh nghiệp bất động sản vừa qua huy động lượng lớn trái phiếu, nên cần có cơ chế, quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý, tránh nguy cơ dẫn đến biến tướng và đổ vỡ như một số dự án condotel vừa qua.

“Bất động sản bắt đầu vận động theo quy luật thị trường, do đó các quy định pháp lý phải linh hoạt hơn để theo kịp và bảo vệ quyền lợi cho cả chủ đầu tư và khách hàng”, bà Hương nhấn mạnh.

Brain - Hand - Sharing

ĐỘI NGŨ

Văn hoá sẻ chia

Tại BHS Group - chúng tôi tin rằng mỗi sự sẻ chia và đóng góp sẽ tạo ra khả năng kết nối để phát triển và thúc đẩy, hỗ trợ nhau cùng tạo ra những thứ tốt đẹp hơn.

Brand

Không e ngại những điều mới mẻ. Không nao núng trước tình hình thị trường biến động. Những khối óc của BHS Group hiểu rõ và luôn sẵn sàng tạo ra giá trị mới bằng cách sử dụng kinh nghiệm và kiến thức để thích ứng.

Hand

Kế hoạch tốt được thực thi hôm nay luôn vĩ đại hơn bản kế hoạch hoàn hảo chờ đến tuần sau.
BHS Group tin tưởng và khích lệ khả năng hành động của từng nhân sự, thử nghiệm, điều chỉnh và tiếp tục hành động để tạo ra kết quả.

BHS GROUP

Nuôi dưỡng niềm đam mê & khát khao cháy bỏng của người BHS, chia sẻ lợi nhuận và cơ hội hợp tác đầu tư để gia tăng thu nhập.

Nhận tài liệu

TRỞ THÀNH ĐẠI LÝ