Có một thời kì, căn hộ diện tích nhỏ luôn được người mua săn đón bởi phù hợp với túi tiền cùng suy nghĩ “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, sự bất tiện trong sinh hoạt và bài trí đồ đạc cùng nhu cầu cuộc sống tăng lên đã khiến thị trường chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ về nhu cầu và xu hướng lựa chọn căn hộ.
Xu hướng chọn nhà dịch chuyển mạnh mẽ
Cách đây 2 năm, khi chuyển về một căn hộ tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, vợ chồng anh Trần Đức Minh (33 tuổi) tỏ ra hồ hởi vì lần đầu tiên được sinh sống trong ngôi nhà do chính mình làm chủ sở hữu. Niềm vui nhân đôi khi sau đó, vợ chồng anh có thêm cô con gái đầu lòng. Nhưng đằng sau niềm vui ấy lại là một chút nuối tiếc.
Anh Minh cho biết, vào thời điểm mua căn hộ, dù được bạn bè khuyên nên mua căn 3 phòng ngủ nhưng do tài chính không đủ, lại ngại vay mượn ngân hàng nên vợ chồng anh quyết định chỉ mua căn hộ 55m2. “Giờ có con nhỏ mới thấy 2 phòng ngủ là không đủ bởi trong nhà còn có thêm ông bà lên chăm cháu”, anh Minh nói.
Trường hợp của anh Minh không phải cá biệt mà là thực trạng chung của nhiều người mua nhà lần đầu.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy những bất tiện trong sinh hoạt sẽ ngày càng lớn lên và trở thành lực cản cải thiện chất lượng cuộc sống, nhất là khi gia đình có thêm thành viên. Khi đó, hầu hết mọi người mới “thấu” những giá trị của căn hộ diện tích lớn và nhận ra đây mới là lựa chọn hợp lý và lâu dài cho cuộc sống gia đình.
“Đắt xắt ra miếng”, việc bỏ ra số tiền lớn hơn để sở hữu căn hộ diện tích lớn sẽ mang lại lợi ích cao hơn căn hộ nhỏ. Bởi chỉ phải chi tiền một lần, gia chủ có thể an tâm sử dụng lâu dài, không phải lo lắng, tính toán cách sắp xếp phòng ốc hay bận tâm về việc chọn lựa một chỗ ở khác vì nhu cầu sử dụng tăng lên.
Đó là chưa kể việc mua căn hộ nhỏ không hẳn là rẻ, bởi căn hộ nhỏ chỉ rẻ khi xét trên tổng giá trị, còn tính đơn giá trên mỗi m2, căn hộ lớn lại có mức giá “mềm” hơn.
Căn hộ diện tích lớn “lên ngôi”
Hơn 10 năm trước, phát triển căn hộ diện tích lớn là xu hướng thịnh hành trên thị trường nhà ở Việt Nam. Căn hộ thời ấy thường có diện tích 100m2 – 200m2 với cơ cấu 3 – 4 phòng ngủ. Đây là giai đoạn mà căn hộ diện tích lớn là “vua” của các loại hình căn hộ.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng thị trường trong giai đoạn 2011 – 2013 đã khiến loại căn hộ diện tích lớn không được ưu tiên phát triển vì nhu cầu đối với các căn hộ diện tích nhỏ không ngừng tăng cao. Lực cầu không chỉ đến từ người mua nhà ở thực mà các nhà đầu tư cũng đã góp phần quan trọng làm “tăng nhiệt” phân khúc này. Nguồn cầu tăng cao đột biến, các nhà phát triển bất động sản đã không ngừng chia nhỏ căn hộ, từ đó mở ra thời kỳ “hoàng kim” của loại căn hộ 1 – 2 phòng ngủ, diện tích trung bình 50m2 – 80m2. Thậm chí những năm gần đây, xu hướng phát triển căn hộ diện tích nhỏ còn được đẩy mạnh hơn nữa với đề xuất phát triển loại căn hộ 25m2.
Nhưng giữa làn sóng phát triển căn hộ diện tích nhỏ, thị trường nhà ở thời gian gần đây lại ghi nhận một “dòng nước ngược” khi các căn hộ diện tích lớn không ngừng được tìm kiếm. Đây được xem là một tín hiệu cho thấy thị trường nhà ở đang dần trở lại với sự thịnh vượng từng đạt được 10 năm trước đó cũng như phản ánh một nhu cầu tất yếu của người tiêu dùng Việt Nam.
Thực tế cho thấy nhu cầu căn hộ diện tích lớn vẫn tồn tại bền bỉ ngay cả trong giai đoạn trầm lắng, nhưng giờ đây với đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường, nhu cầu này ngày càng lớn hơn và đặc biệt là sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu. Theo World Bank, mỗi năm Việt Nam sẽ có 1,5 triệu người gia nhập vào tầng lớp trung lưu và đây chính là động lực lớn thúc đẩy sự phát triển của dòng căn hộ này.
Báo cáo của Savills Việt Nam cũng cho thấy nếu như năm 2015, tầng lớp trung lưu ở TP.HCM và Hà Nội mới chỉ đạt khoảng 1 triệu người/thành phố thì đến năm 2030, con số này được dự báo sẽ tăng lên lần lượt là 5 và 8 triệu người.
Lực cầu đến từ tầng lớp trung lưu không những dồi dào, đều đặn mà còn rất mạnh mẽ, là nguyên nhân quan trọng dẫn cuộc chạy đua “săn” căn hộ diện tích lớn trên thị trường trong thời gian qua. Với cư dân đô thị hiện đại, giá cả không còn là yếu tố số một. Nhờ kinh tế đi lên, thu nhập được nâng cao, người dân sẵn sàng chi trả số tiền lớn để có không gian sống thoải mái. Họ cần không gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên, đảm bảo sự rộng rãi, tiện nghi, đem lại lợi ích cho sức khỏe.
Dự án Feliz Homes tại trung tâm quận Hoàng Mai với hơn 80% không gian sống là cây xanh và mặt nước đang tạo cơn sốt trên thị trường BĐS
Mặt khác, thị trường hiện nay đang tồn tại xu hướng chuyển từ nhà mặt đất lên sống ở chung cư. Nguyên do là quỹ đất ngày càng hạn hẹp, giá đất tăng cao, nhà mặt đất dần mất đi lợi thế so sánh so với chung cư.
Đón nhận sự chuyển dịch nói trên, một số chủ đầu tư đã bắt đầu phát triển loại căn hộ diện tích lớn. Tuy nhiên, thanh khoản của thị trường lại không đồng đều. Tại các khu vực như Từ Liêm, Hà Đông, Thanh Xuân… do mật độ xây dựng quá lớn, thanh khoản dường như chậm lại. Ngược lại, tại khu vực trung tâm và cận trung tâm nội đô như quận Hoàng Mai, nguồn cung đặc biệt khan hiếm trong khi nguồn cầu luôn ở mức cao nên thanh khoản rất tốt.
Chẳng hạn như dự án Feliz Homes (phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, trước đây là quận Hai Bà Trưng), mặc dù chưa chính thức ra mắt đã tạo nên cơn sốt nhờ lợi thế vị trí đắc địa, không gian xanh mát như resort cùng hệ thống dịch vụ tiện nghi. Đặc biệt, loại căn hộ 3 – 4 phòng ngủ tại dự án này, với thiết kế hiện đại, giao hoà cùng thiết nhiên, tối ưu công năng sử dụng đang là tâm điểm chú ý, được người mua nhà không ngừng săn đón. Trong bối cảnh nhu cầu của thị trường tăng lên, việc “xuống tiền” đối với căn hộ diện tích lớn chẳng những tạo lập một nơi an cư chất lượng mà còn là cách giữ gìn tài sản và sinh lời trong tương lai.