Bất động sản vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn
Báo cáo về thị trường vốn đầu tư quý I/2022 của Cushman & Wakefield Việt Nam cho thấy, tổng lượng giao dịch M&A bất động sản trên cả nước đạt gần 900 triệu USD. Con số này cao hơn khoảng 10% so với kết quả giao dịch của cả năm 2019 và chỉ thấp hơn khoảng 10% so với cả năm 2017, 2018 - giai đoạn trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện.
Diễn biến này phản ánh phần nào thực tế xu hướng dòng vốn. Khi chứng khoán có biến động tiêu cực, nhà đầu tư tài chính quay lại thị trường địa ốc để tìm một bến đỗ an toàn hơn.
Các dòng vốn mỏng, ngắn hạn thường cập bến thị trường chứng khoán, vàng hay ngoại tệ vì các kênh này có tính linh hoạt cao. Với nhà đầu tư có dòng vốn lớn, họ có thể “chia trứng thành nhiều rổ” và khó cưỡng được sức hấp dẫn của bất động sản (BĐS) vì tỷ suất sinh lời cao, ít biến động nhanh theo phiên hoặc theo ngày đồng thời là một kênh trú ẩn tương đối an toàn.
Nếu như trước đây việc đầu tư BĐS thường gói gọn trong 3 giá trị là: kênh trú ẩn tài sản, nơi đầu tư sinh lời và nơi để ở, thì sau khi xuất hiện đại dịch Covid, nhiều người đã thay đổi nhận thức xuất hiện trào lưu “bỏ phố về rừng” để sống an toàn. Theo đó, một loại hình BĐS mới xuất hiện là các khu đất sinh thái với “sóng đầu tư” ngày càng lan rộng ra các vùng xa trung tâm.
Đồng thời, xu hướng second home (ngôi nhà thứ hai) cũng xuất hiện với các biệt thự nghỉ dưỡng. Chuyên gia BĐS nhận định, 2 loại hình BĐS vừa kể trên có thể sẽ dẫn dắt thị trường trong bối cảnh nguồn cung nhà ở đô thị vẫn chưa có nhiều điểm sáng.
Cảnh giác với bẫy “đầu cơ” BĐS
Nhiều nhà đầu tư vào BĐS nghỉ dưỡng đôi khi tập trung vào dự án mà bỏ quên các tiêu chí như: chủ đầu tư; định hướng phát triển hay tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế trong vùng; tìm hiểu quy hoạch hiện tại - tương lai; cơ sở hạ tầng; liên kết vùng cũng như đánh giá đúng nguồn cung cầu… Việc này khiến người mua dễ “sập bẫy” đầu cơ do chính mình tạo ra.
BĐS phải luôn ưu tiên tính minh bạch của sản phẩm vì đây là loại hình kinh doanh đặc thù với tài sản thực có giá trị lớn và được điều chỉnh dưới nhiều yếu tố pháp lý khác nhau. Những dự án đầy đủ giấy tờ pháp lý, minh bạch, chủ đầu tư phát triển uy tín, nhiều kinh nghiệm sẽ giúp đảm bảo khả năng vận hành cũng như quyết định chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đi kèm hệ thống tiện ích phong phú, dịch vụ đa dạng mới thu hút được khách du lịch, từ đó mới có thể đảm bảo tỷ lệ lấp đầy phòng luôn ở mức cao quanh năm, mang lại lợi ích đầu tư cho khách hàng, khả năng xoay vòng vốn và sinh lời cao, tạo khả năng thanh khoản cho sản phẩm trong tương lai.
Nhiều chuyên gia nêu ý kiến, trong năm 2022, nhà đầu tư cần phải đặc biệt lưu ý đến tính thanh khoản của sản phẩm, cẩn trọng với đầu tư lướt sóng, chạy theo xu hướng. Bởi vì không phải cứ nghe chỗ nào “sốt” là đến đổ tiền mua trong khi xung quanh không có hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, tiềm năng nghỉ dưỡng thì không thể mua bán được.
Thay vào đó, hướng tới các bất động sản tạo ra giá trị tăng giá trong dài hạn nhờ khả năng khai thác, đa dạng trong quá trình đầu tư. Giá trị khai thác đó đôi khi là giá trị về kinh doanh, giá trị về nghỉ dưỡng, giá trị về tinh thần và chăm sóc sức khoẻ… mà sản phẩm tạo ra.
Tín hiệu thị trường và sự mở cửa trở lại của các đường bay quốc tế đã khiến cho các thành phố có thương hiệu du lịch như Đà Nẵng, Khánh Hoà, Phú Quốc… phục hồi và có những bước trỗi dậy mạnh mẽ. Đặc biệt, tại “thủ phủ resort” như Cam Ranh (Khánh Hoà) với quần thể nghỉ dưỡng KN Paradise là một trong số các dự án có quy mô lên tới gần 800ha được quy hoạch bài bản, đáp ứng điều kiện và tiêu chuẩn về môi trường du lịch, nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, những yếu tố cốt lõi về cơ sở hạ tầng đồng bộ, vị trí giao thông thuận lợi và được đầu tư bởi chủ đầu tư uy tín sẽ tạo nên một thành phố nghỉ dưỡng quốc tế - điểm đến toàn cầu mới tại Cam Ranh.