Thế “kiềng 3 chân” giúp Tây Bắc Đà Nẵng “thay áo mới”

Thế “kiềng 3 chân” giúp Tây Bắc Đà Nẵng “thay áo mới”

20/08/2024

Theo Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu vực Tây Bắc Đà Nẵng được định hướng trở thành cực tăng trưởng mới của thành phố. Vùng này đang có sự thay đổi ngoạn mục về cơ sở hạ tầng, đồng thời thu hút phát triển nhiều đại dự án, có ý nghĩa to lớn đối với kinh tế của Đà Nẵng nói riêng và toàn bộ khu vực miền Trung nói chung.

"Thung lũng Silicon" của Việt Nam trong tương lai gần

Khu vực Tây Bắc Đà Nẵng được quy hoạch tập trung phát triển công nghiệp - công nghệ cao; kinh tế biển, hướng đến mục tiêu trở thành "thung lũng Silicon" của Việt Nam. Trong danh sách dự án thu hút đầu tư vào TP Đà Nẵng giai đoạn 2022 - 2026, định hướng đến năm 2030, Đà Nẵng kêu gọi nhiều dự án công nghệ cao, công nghệ thông tin tại khu vực này.

Tính đến quý I/2024 đã có 30 dự án đầu tư vào khu Công nghệ cao Đà Nẵng gồm 17 dự án trong nước với số vốn đầu tư đăng ký 8.198 tỷ đồng; 13 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vốn đầu tư đăng ký 726,7 triệu USD.

Trong đó, đáng kể đến một số dự án lớn như: trung tâm dữ liệu và tổ hợp văn phòng, khu trưng bày và triển lãm công nghệ thông tin; khu nhà xưởng chuyên dụng, phụ trợ ICT; khu R&D; khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng và một số dự án thuộc lĩnh vực công nghệ hàng không, vũ trụ, thiết kế, chế tạo robot…

Ngoài ra, vùng Tây Bắc đang tập trung phần lớn các khu công nghiệp (KCN) của Đà Nẵng như Đà Nẵng, Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng, Liên Chiểu, Hòa Cầm và khu dịch vụ thủy sản Đà Nẵng với tổng diện tích đất hơn 1.160ha... hứa hẹn trở thành điểm đón đầu xu hướng chuyển dịch của nhiều tập đoàn kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và khu vực.

Khu công nghệ cao tại đây được định hướng trở thành một cộng đồng công nghệ thông tin chất lượng tương tự như mô hình của thung lũng Silicon ở Mỹ, hứa hẹn khi đi vào hoạt động sẽ  thu hút các nhà khoa học, kỹ sư, các chuyên gia công nghệ trong và ngoài nước tới làm việc. Dự án kỳ vọng mang tới doanh thu khoảng 3 tỷ USD/năm, cùng với khoảng 25.000 lao động. Nơi đây sẽ trở thành đô thị vệ tinh vùng Tây Bắc của Đà Nẵng với khoảng 100.000 cư dân sinh sống.

Cảng Liên Chiểu - Động lực lớn cho phát triển kinh tế biển Đà Nẵng

Bên cạnh công nghiệp - công nghệ cao, một trụ cột khác là kinh tế biển. Theo đó, việc đầu tư xây dựng cảng biển Liên Chiểu với tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng được kỳ vọng làm thay đổi diện mạo TP Đà Nẵng.

Cảng Liên Chiểu được xếp vào cảng nước sâu loại I; là 1 trong 3 cảng lớn nhất của cả nước và là cảng quy mô lớn nhất tại khu vực miền Trung. Theo UBND TP Đà Nẵng, những giá trị lượng hoá được khi cảng Liên Chiểu đi vào hoạt động có thể lên tới hàng chục đến hàng trăm nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Cảng Liên Chiểu còn là công trình có ý nghĩa đặc biệt trong việc xúc tiến thu hút đầu tư, tạo sự liên kết vùng thuận lợi. Từ đó, cảng sẽ trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của không chỉ Đà Nẵng mà còn đối với cả khu vực miền Trung.

Những động lực kỳ vọng giúp vùng Tây Bắc Đà Nẵng hóa rồng - 1

Cảng Liên Chiểu đang trong quá trình triển khai xây dựng (Ảnh: BHS Miền Trung).

Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Mô hình đột phá tiên phong tại Việt Nam

Cộng hưởng cùng cảng Liên Chiểu là chủ trương thành lập Khu thương mại tự do (TMTD) Đà Nẵng nhằm phát huy tối đa lợi thế giao thương. Từ đó, hình thành một khu vực năng động, có tiềm năng để thu hút các tập đoàn quốc tế xây dựng các trung tâm mua sắm tập trung gắn với các dịch vụ chất lượng cao, đa dạng hoạt động thương mại, dịch vụ gắn với vai trò trung tâm của TP Đà Nẵng.

Trên thế giới, mô hình khu TMTD khá phát triển như khu TMTD Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), Icheon (Hàn Quốc), Singapore… Những khu TMTD này thu hút hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động và trở thành những biểu tượng, trung tâm giao thương năng động nhất khu vực.

Các mô hình khu TMTD kể trên có điểm chung là nằm tại vị trí gần cận với cảng biển, hệ thống hạ tầng được đầu tư mạnh, tương tự với vị thế sẵn có hiện nay của Đà Nẵng. Nhờ vậy, việc hình thành khu TMTD còn có ý nghĩa giúp TP Đà Nẵng đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn và công nghệ, góp phần tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại; đóng vai trò làm đầu tàu kéo theo sự phát triển của các vùng khác và cả nước.

Những động lực kỳ vọng giúp vùng Tây Bắc Đà Nẵng hóa rồng - 2

Khu vực Tây Bắc Đà Nẵng - Mũi nhọn phát triển mới của TP Đà Nẵng (Ảnh: BHS Miền Trung).

Tận dụng nhiều lợi thế, TP Đà Nẵng đang đẩy mạnh phát triển đô thị theo xu hướng từ mô hình đơn cực sang đa cực, hình thành 2 vành đai kinh tế, tập trung vào 4 nhóm công việc ưu tiên: cụm công nghiệp công nghệ cao; cụm cảng biển và logistics; cụm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và cụm đổi mới sáng tạo.

Trong đó, hưởng lợi từ vị trí và quy hoạch đồng bộ, khu vực Tây Bắc Đà Nẵng đang có sự thay đổi ngoạn mục về cơ sở hạ tầng, thu hút phát triển nhiều dự án lớn, có ý nghĩa đối với mục tiêu chung.


Tin tức mới nhất
Tùng Mỹ bắt tay BHS Group phát triển kinh doanh dự án CityMark Residence

BHS Group chính thức trở thành đối tác đồng hành, tư vấn và phát triển kinh doanh với chủ đầu tư Tùng Mỹ triển khai dự án CityMark Residence. Đây là dự án căn hộ tiên phong định hình chuẩn sống cao cấp tại thị trường Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Dòng tiền đầu tư khắt khe, “cờ đến tay” các dự án bất động sản sạch pháp lý

Trên “đường ray” của 3 bộ luật “đinh”, thị trường bất động sản ghi nhận những chuyển động phục hồi tích cực hơn. Những dự án sạch pháp lý, giàu tiềm năng đáp ứng nhu cầu thực ở các đô thị tỉnh đang được nhà đầu tư săn lùng.

Khởi công dự án Phố thương mại công viên Glory Downtown tại thành phố Thái Bình

Sáng 5/10, tại TP. Thái Bình (tỉnh Thái Bình), CTCP xây dựng Nhà Hà Thành chính thức khởi công dự án nhà phố thương mại Glory Downtown. Sở hữu hệ lợi thế thương mại độc đáo, dự án được kỳ vọng sẽ tạo nên một biểu tượng thịnh vượng mới tại trung tâm năng động mới phía Nam TP. Thái Bình.

Glory Downtown - dự án tâm điểm tại vùng đất đầu tư tiềm năng Thái Bình

Ghi danh trên bản đồ thu hút đầu tư vốn ngoại, thị trường Thái Bình được xem như “vùng đất tiềm năng” khi sở hữu dư địa tăng giá ấn tượng, hấp dẫn nhà đầu tư bởi cơ hội hiện hữu từ các dự án chất lượng.

Nhờ giao thông phá thế “ốc đảo”, Thái Bình thành điểm sáng đầu tư

(Xây dựng) - Hạ tầng giao thông đang giúp Thái Bình phá thế “ốc đảo”, khơi dậy tiềm năng của một cực tăng trưởng mới trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, đồng thời góp phần đưa Thái Bình trở thành “từ khóa” hấp dẫn đối với các nhà phát triển đô thị.

Thái Bình và tầm nhìn đô thị loại I: Cần phát triển song hành cả 'lượng và chất'

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng bứt phá trong thu hút FDI đang tạo nên những dấu ấn nổi bật cho tỉnh Thái Bình, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu mở rộng không gian đô thị cho khu vực. Để tiến tới trở thành đô thị loại I, TP. Thái Bình đang chú trọng hơn đến chất lượng phát triển đô thị với nhiều dự án mới dần hiện hữu, góp phần tạo nên dáng vóc của một đô thị xanh, hiện đại, có bản sắc riêng.

Thái Bình và tầm nhìn đô thị loại I: Cần phát triển song hành cả 'lượng và chất'

Tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng bứt phá trong thu hút FDI đang tạo nên những dấu ấn nổi bật cho tỉnh Thái Bình, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu mở rộng không gian đô thị cho khu vực. Để tiến tới trở thành đô thị loại I, TP. Thái Bình đang chú trọng hơn đến chất lượng phát triển đô thị với nhiều dự án mới dần hiện hữu, góp phần tạo nên dáng vóc của một đô thị xanh, hiện đại, có bản sắc riêng.

Khu vực bất động sản sôi động nhất Thái Bình, được xác định là đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố

Khu vực phía Nam thành phố Thái Bình hội tụ nhiều điều kiện để hình thành đô thị vệ tinh năng động, hiện đại khi tại đây có hàng loạt dự án, cùng tuyến đường vành đai liên kết với các khu vực giao thương lân cận.

Dấu ấn phát triển đô thị đồng bộ, hiện đại phía Nam TP. Thái Bình

Tầm nhìn quy hoạch mới đang thúc đẩy xu hướng mở rộng không gian phát triển đô thị TP. Thái Bình. Trong đó, khu vực phía Nam hưởng lợi khi hội tụ nhiều yếu tố để xứng đáng là vệ tinh quan trọng của thành phố. Sứ mệnh kiến tạo và phát triển đô thị đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc cũng đang dần được hiện thực hóa tại đây.

Dấu ấn phát triển đô thị đồng bộ, hiện đại phía Nam TP. Thái Bình

Tầm nhìn quy hoạch mới đang thúc đẩy xu hướng mở rộng không gian phát triển đô thị TP. Thái Bình. Trong đó, khu vực phía Nam hưởng lợi khi hội tụ nhiều yếu tố để xứng đáng là vệ tinh quan trọng của thành phố. Sứ mệnh kiến tạo và phát triển đô thị đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc cũng đang dần được hiện thực hóa tại đây.